Tìm hiểu về sét…
Sét là hiện tượng phóng tĩnh điện xảy ra trong tự nhiên, trong đó hai vùng tích điện trong khí quyển hoặc mặt đất cân bằng với nhau trong nhất thời. Hiện tượng này sẽ giải phóng một mức năng lượng khổng lồ gây thiệt hại lớn cho các công trình kiến trúc cũng như gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Trước khi cân nhắc đến việc lắp đặt Hệ thống chống sét (LPS), chúng ta cần phải hiểu rõ cơ chế hình thành sét để có thể đánh giá đâu là giải pháp tốt nhất có khả năng bảo vệ cơ sở hạ tầng và con người.
Dưới đây là tập hợp dữ liệu thống kê và hình minh họa giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng sét.
Tổng mật độ sét toàn cầu
Tổng mật độ sét toàn cầu
Trong năm 2019, đã có 2.353.476.704 sự cố sét được ghi nhận.
Mức độ ảnh hưởng của sét thường khác nhau tùy thuộc vào vị trí, và chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các quốc gia gần đường xích đạo thường có mật độ sét rất dày đặc và thực tế các khu vực nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành giông bão.
Quá trình hình thành giông bão
Giông bão hình thành khi không khí ẩm, nóng bốc lên gặp không khí lạnh. Không khí nóng trở nên lạnh hơn và tạo thành các giọt nước nhỏ (ngưng tụ) trong khi không khí lạnh sẽ hình thành các tinh thể băng.
Trong cơn bão, những giọt nước và tinh thể này va đập vào nhau rồi tách xa nhau trong không khí. Quá trình cọ xát này sẽ tạo ra các hạt điện tích tĩnh trong các đám mây.
Dữ liệu trung bình: Đường kính 24 km và chiều cao lên đến 14 km.
Phân bố điện tích trong đám mây bão
Khi các hạt điện tích tập trung dày đặc, “luồng dẫn sét” còn được gọi là “tia tiên đạo” sẽ hình thành, theo hướng đi lên hoặc đi xuống (tia tiên đạo hướng lên hoặc hướng xuống).
Khi hai tia tiên đạo có điện tích trái dấu gặp nhau, quá trình đó sẽ tạo ra hiện tượng truyền điện tích (sét đánh) từ vùng này sang vùng khác.
Thông tin về sét: Một cú sét điển hình đánh vào thân cây
- Mỗi giây có 100 cú sét đánh (trên toàn thế giới)
- Sét hình thành ở độ cao 8 km
- Nhiệt độ không khí xung quanh tia sét khoảng 20.000°C
- 300 triệu Vôn
- Dòng điện tia sét: 30.000 A (ampe)
- Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) từng ghi nhận những cú sét có dòng điện đến 200 KA
Thiệt hại do sét đánh: Ảnh hưởng khi sét đánh Trực tiếp .
Thiệt hại do sét đánh: Ảnh hưởng khi sét đánh Gián tiếp .
5 cơ chế gây thương tích do sét
1 : Dòng điện chạm đất
50 -55 % trường hợp tử vong do sét
Dòng điện chạm đất là cơ chế gây thương tích và tử vong do sét đánh thường gặp nhất.
Khi tia sét chạm xuống đất, dòng điện tia sét bị phân tán khắp mặt đất, có thể đi xa vài chục mét và gây nguy hiểm cho những người ở gần điểm sét đánh trúng.
Điện áp bước là điện áp giữa hai chân của một người đứng gần vật nối đất mang điện. Giá trị này bằng hiệu điện áp, tính theo đường cong phân bố điện áp, giữa hai điểm ở các khoảng cách khác nhau tính từ điện cực.
2 : Phóng điện / chùm sét liền kề
30 -35 % trường hợp tử vong do sét
3 : Tia tiên đạo hướng lên
10 -15 % trường hợp tử vong do sét
4 : Điện áp tiếp xúc
3 – 5 % trường hợp tử vong do sét
5- Sét đánh trực tiếp
3 – 5 % trường hợp tử vong do sét
Chúng tôi hy vọng rằng phần nội dung này có thể giúp bạn dễ dàng hình dung cơ chế hình thành sét và thấy rõ những rủi ro mà sét gây ra trong đời sống hàng ngày, qua đó bạn có thể hiểu hơn về hiện tượng sét.
Từ những khái niệm này, bạn có thể hiểu được nguyên lý hoạt động của công nghệ chống sét và lựa chọn được biện pháp bảo vệ phù hợp với dự án của mình.